So sánh nhà lưới và nhà kính trong nông nghiệp.
Canh tác trong nhà lưới và nhà kính đang là hai giải pháp được
nhiều người lựa chọn để làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi
trường và mang lại những loại rau, củ, quả sạch sẽ, an toàn. Mỗi giải pháp sẽ
có những ưu điểm và hạn chế riêng nên sẽ phù hợp để canh tác trong những trường
hợp cụ thể. Cùng 2 nấm theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về hai giải
pháp canh tác canh tác nông nghiệp đang được phát triển này nhé.
1. Nhà lưới là gì?
Nhà lưới là một kiểu cấu trúc nhà được xây dựng bằng các
khung, cột đỡ bằng gỗ hoặc kim loại và được bao bọc xung quanh bằng các loại lưới
che nắng hoặc lưới chắn côn trùng. Lưới trồng rau sạch chủ yếu được dùng để canh tác nông
nghiệp với tác dụng che chắn nắng, mưa, gió lớn, ngăn côn trùng và giảm tác động
của mặt trời đối với các loại cây trồng, vật nuôi.
Nhà lưới có hai dạng là nhà lưới kín và nhà lưới hở. Nhà lưới
kín được phủ lưới toàn bộ mái và xung quanh công trình với thiết kế kiểu mái bằng
hoặc mái nghiêng, chiều cao chỉ từ 2m - 4m. Trong khi đó nhà lưới hở được thiết
kế đơn giản hơn chỉ che chủ yếu phần mái còn các phần xung quanh có thể có ít
hoặc không có.
- Ưu điểm
+ Che mưa, che nắng tốt, ngăn xói mòn đất
+ Hạn chế tác động của gió đến cây trồng
+ Chi phí đầu tư ban đầu không quá cao
+ Việc lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng
+ Không khí được thông thoáng, không bí bách
+ Lưới lợp được phủ UV chống tia cực tím
+ Hạn chế bụi bẩn và mầm bệnh từ môi trường
+ Tạo môi trường tốt cho cây trồng phát triển
- Nhược điểm
+ Việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bị hạn chế
+ Các mầm bệnh vẫn có thể xâm nhập vào bên trong nhà lưới
+ Các loại cây phù hợp trong nhà lưới
- Nhà lưới phù hợp để canh tác nhiều loại cây trồng khác
nhau như:
+ Các loại rau ăn lá như rau cải xanh, xà lách, mồng tơi, bắp
cải, xúp lơ, cải thảo,... Các loại rau ăn củ, quả như dưa leo, bí xanh, bí đỏ,
cà chua, củ cải, cà rốt,...
+ Các loại rau mùi, rau gia vị như hành, ngò, tỏi, ớt, rau
thơm các loại, bạc hà,...
- Vật liệu làm nhà lưới
Vật liệu chính để làm nhà lưới là lưới chắn côn trùng hoặc lưới che nắng. Có thể sử dụng riêng hoặc dùng kết hợp hai vật liệu này để phù hợp với nhu cầu ánh sáng của từng loại cây trồng. Lưới che nắng thường chỉ dùng để lợp mái bên trên nhà lưới còn lưới chắn côn trùng có thể lợp cho toàn bộ các vị trí của nhà lưới.
Lưới chắn côn trùng giúp ngăn các loại côn trùng tiếp cận và
gây hại cho cây trồng nhờ vào kết cấu lưới được tạo thành từ các mắt lưới rất
nhỏ. Kích thước mắt lưới này cũng sẽ thay đổi đa dạng để phù hợp cho từng khu vực
khác nhau và nó được tính bằng đơn vị Mesh. Đơn vị này càng lớn thì mắt lưới sẽ
càng nhỏ và có thể ngăn được các loại côn trùng nhỏ hơn.
2. Nhà kính là gì?
Nhà kính là một công trình được sử dụng trong nông nghiệp với
kết cấu khung dàn vững chắc được làm bằng gỗ hoặc kim loại. Phần mái và phần
xung quanh nhà kính thường được lợp bằng hai vật liệu phổ biến là màng nhà kính
và tấm lợp lây sáng polycarbonate. Cả hai vật liệu này đều có khả năng lấy sáng
tốt giúp cung cấp lượng ánh sáng đầy đủ cho cây trồng quang hợp và giúp bảo vệ
cây trồng khỏi các yếu tố gây hại như thời tiết xấu, sâu bệnh, bụi bẩn, ô nhiễm,...
Kết cấu nhà kính thường kín nhưng một số trường hợp vẫn để hở
hai bên hông để giúp thông gió tốt hơn. Các nhà kính hiện đại thường sẽ lắp đặt
thêm các hệ thống tưới tiêu, quạt thông gió và máy điều hòa để hỗ trợ cho việc
điều hòa không khí, độ ẩm và nhiệt độ cho không gian bên trong nhà kính. Do có
thể cách ly với môi trường bên ngoài nên mô hình nhà kính có thể áp dụng để trồng
trọt tại những vùng có khí hậu khắc nghiệt hoặc nhưng nơi bị ô nhiễm bởi khí thải
của các nhà máy hóa chất.
- Ưu điểm
+ Khả năng lấy sáng tốt và dễ thay đổi để hợp với từng cây
trồng
+ Ngăn chặn các loại mầm bệnh và sâu bệnh xâm nhập gây hại
+ Hạn chế các loại động vật, chim chóc phá hoại
+ Bề mặt vật liệu được phủ UV chống tia cực tím có hại
+ Chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt
+ Thời gian sử dụng lâu dài trong nhiều năm
+ Có thể canh tác trái vụ giúp tăng giá trị sản phẩm thu hoạch
- Nhược điểm
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao
+ Diện tích canh tác không quá lớn
No hay comentarios: